Đại tá Nguyễn Đình Dương, phó giám đốc Công an TP.HCM, cho biết tội phạm công nghệ cao thường tạo tâm lý lo sợ, khống chế tâm lý, đồng thời dẫn dụ trong việc tạo lợi nhuận cho nạn nhân để đánh vào lòng tham.
Chiều 14-10, tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM với UBND TP.HCM về tình hình kinh tế - xã hội, việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, đại tá Nguyễn Đình Dương - phó giám đốc Công an TP.HCM - đã thông tin về tình hình tội phạm công nghệ cao.
Theo đại tá Dương, tội phạm sử dụng công nghệ cao thường xuyên thay đổi phương thức thủ đoạn. Trong đó có thủ đoạn chính là tạo tâm lý lo sợ, khống chế tâm lý nạn nhân, đồng thời dẫn dụ trong việc tạo lợi nhuận cho nạn nhân để đánh vào tâm lý lòng tham.
Đại tá Dương cho biết thời gian qua, tội phạm sử dụng công nghệ cao và lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng chiếm tỉ lệ cao, diễn biến hết sức phức tạp. Việc này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn là vấn nạn của nhiều nước trên thế giới.
Công an TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, Công an TP.HCM đã thành lập tổ phản ứng nhanh, phối hợp với các ngân hàng, nhà mạng để khi phát hiện vụ việc có thể chặn ngay dòng tiền chuyển khoản. Khi số tiền chuyển vào tài khoản của đối tượng này được phân vào các tài khoản nhỏ và dòng tiền sẽ đến nước ngoài.
Đại tá Dương cho biết thêm, Công an TP.HCM còn xác minh các tài khoản IP để đấu tranh làm rõ; tuyên truyền đến người dân các phương thức lừa đảo. Nếu nạn nhân lỡ chuyển khoản thì phải cung cấp thông tin, báo tin tố giác ngay cho lực lượng công an để ngăn chặn dòng tiền đối tượng.
Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngân hàng để chấn chỉnh tình trạng sim rác, công ty "ma", tài khoản ngân hàng rác, pháp nhân công ty…
Bộ Công an cũng xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế đối với Interpol các nước bởi "đại bản doanh" của các vụ lừa đảo này thường đặt ở nước ngoài và tiền chuyển ra nước ngoài.
Đồng thời phối hợp với cảnh sát Interpol để nhanh chóng trao đổi thông tin, ngăn chặn, dẫn độ; trao đổi với các nước để cấm và truy xét, đẩy mạnh quét các "đại bản doanh" của đối tượng lừa đảo công nghệ cao.
Trước đó tại buổi làm việc, bà Phan Thị Thanh Phương - đại biểu Quốc hội thuộc địa bàn quận Tân Phú, bí thư Quận ủy Phú Nhuận - nhìn nhận tỉ lệ tội phạm mạng và các hành vi ứng dụng công nghệ thông tin để lừa đảo ngày càng gia tăng.
Bà Phan Thị Thanh Phương cho biết trên địa bàn quận Tân Phú, việc xử lý các vụ việc liên quan đến loại tội phạm này hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là tình trạng người dân phản ánh ngày càng nhiều về các vụ lừa đảo liên quan đến giả danh shipper.
Theo đại biểu Quốc hội Phan Thị Thanh Phương, tại kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ có nhiều luật được đề xuất, như Luật Dữ liệu và Luật Quảng cáo. Do đó, cần có cơ chế và giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề phức tạp này, bởi tình trạng này luôn được đề cập với tính chất ngày càng nghiêm trọng.
Lừa đảo trực tuyến gia tăng tài chính-ngân hàng là mục tiêu hàng đầu (77) 21/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ (75) 21/11/2024
Xe cứu thương nổ rồi cháy trước cửa phòng cấp cứu bệnh viện (75) 15/11/2024
Công an TP HCM: Người cao tuổi đang là đối tượng của lừa đảo qua mạng (74) 15/11/2024
Tạm đình chỉ cô giáo đánh học sinh lớp 6 bầm tím chân (64) 13/11/2024
Tài xế đạp ga bỏ chạy làm cánh cửa đập mạnh vào mặt cảnh sát ở Gò Vấp (72) 28/10/2024
Lập biên bản tài xế xe rác dùng ống thủy lực đập bể gương taxi ở Bình Chánh (85) 28/10/2024
Học sinh lớp 1 bị giáo viên đánh bầm tím người (82) 16/10/2024
Hậu Giang: Làm rõ vụ mẹ dùng cần câu đánh con gái 6 tuổi gây thương tích (82) 14/10/2024
Thượng úy phá nhiều chuyên án lừa đảo bắt tội phạm công nghệ cao (88) 10/10/2024