Các hình thức lừa đảo phổ biến bao gồm giả mạo website ngân hàng để đánh cắp thông tin thẻ tín dụng, tài khoản vay trực tuyến, hoặc giả danh thương hiệu lớn trong thương mại điện tử.
Trong giai đoạn từ ngày 14.10 đến 10.11, hệ thống của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tiếp nhận 17.679 phản ánh của người dân liên quan đến lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại Việt Nam. Đáng chú ý, tài chính-ngân hàng tiếp tục là lĩnh vực bị nhắm đến nhiều nhất, chiếm 58% tổng số các cuộc tấn công.
Theo số liệu từ Cục An toàn thông tin, trong số các phản ánh, 856 trường hợp được gửi qua trang web canhbao.khonggianmang.vn, trong khi 16.823 trường hợp qua tổng đài 156 hoặc 5656. Tính đến hết tháng 9, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận 125.338 website giả mạo các cơ quan, tổ chức, trong đó phần lớn tập trung vào ngân hàng, tổ chức tài chính và sàn thương mại điện tử.
Các hình thức lừa đảo phổ biến bao gồm giả mạo website ngân hàng để đánh cắp thông tin thẻ tín dụng, tài khoản vay trực tuyến, hoặc giả danh thương hiệu lớn trong thương mại điện tử để chiếm đoạt tiền qua các nhiệm vụ “chia hoa hồng”. Ngoài ra, nhiều cuộc tấn công vào lĩnh vực dịch vụ công cũng gây thiệt hại lớn, với số tiền bị chiếm đoạt lên đến hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng mỗi vụ.
Báo cáo an toàn thông tin quý 3/2024 của Công ty an ninh mạng Viettel Cyber Security (VCS) cũng cho thấy số lượng tên miền giả mạo tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia nhận định điều này đặt ra thách thức lớn trong việc bảo vệ thương hiệu và người dùng, đặc biệt khi các đối tượng lừa đảo ngày càng sử dụng công nghệ cao và ẩn danh qua mạng xã hội.
Trong bối cảnh lừa đảo mạo danh ngày càng gia tăng, các công ty, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam cũng đang phải đối mặt với thách thức mới, cấp bách trong vấn đề bảo vệ thương hiệu. Tình trạng lợi dụng uy tín thương hiệu của các đơn vị lớn ngày càng phổ biến, bất chấp các nỗ lực ngăn chặn cũng như tuyên truyền.
Thống kê của VCS cho thấy sau tài chính-ngân hàng, lĩnh vực thương mại điện tử và dịch vụ công đang phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công lừa đảo, giả mạo trong quý 3. Với việc tận dụng thương hiệu của các tổ chức, doanh nghiệp có uy tín, dễ gây được niềm tin, những cuộc tấn công dạng này thường gây ra thiệt hại tài chính lớn cho các nạn nhân.
Ví dụ, ngày 11.11 vừa qua, Cục An toàn thông tin đã đưa ra cảnh báo xuất hiện tình trạng mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon, giả danh nhân viên làm tại đây nhằm chiếm đoạt tài sản. Trước đó, vào cuối tháng 9.2023, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cũng có khuyến cáo doanh nghiệp và người dân nên cảnh giác với các thông tin sử dụng logo, tên của Cục và đơn vị Amazon Global Selling Việt Nam để giả mạo Chương trình thương mại điện tử xuyên quốc gia nhằm mục đích lừa đảo.
Việc ngăn chặn lừa đảo trực tuyến đang gặp phải nhiều khó khăn, bao gồm sự phức tạp trong công nghệ, các trang web giả mạo đặt máy chủ ở nước ngoài và tài khoản ngân hàng với thông tin giả. Hơn nữa, nhiều người dùng mạng xã hội vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về các rủi ro, dẫn đến tình trạng bị chiếm tài khoản hoặc mắc bẫy lừa đảo.
Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bộ ngành liên quan đang triển khai hàng loạt giải pháp, trong đó có việc thực thi Nghị định 147, nhằm tăng cường xác thực, chặn, lọc và bảo vệ người dùng mạng xã hội. Cùng lúc, các chuyên gia khuyến cáo mỗi cá nhân vẫn cần tự trang bị kỹ năng nhận diện lừa đảo, cảnh giác trước các kịch bản tinh vi, biến hóa liên tục và luôn kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện giao dịch trực tuyến.
Đặc biệt, người dân không nên truy cập đường dẫn lạ hoặc tải ứng dụng không rõ nguồn gốc, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân khi chưa xác minh, xác thực đối tượng giao dịch. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ (36) 21/11/2024
Xe cứu thương nổ rồi cháy trước cửa phòng cấp cứu bệnh viện (40) 15/11/2024
Công an TP HCM: Người cao tuổi đang là đối tượng của lừa đảo qua mạng (38) 15/11/2024
Tạm đình chỉ cô giáo đánh học sinh lớp 6 bầm tím chân (32) 13/11/2024
Tài xế đạp ga bỏ chạy làm cánh cửa đập mạnh vào mặt cảnh sát ở Gò Vấp (43) 28/10/2024
Lập biên bản tài xế xe rác dùng ống thủy lực đập bể gương taxi ở Bình Chánh (48) 28/10/2024
Học sinh lớp 1 bị giáo viên đánh bầm tím người (51) 16/10/2024
Hậu Giang: Làm rõ vụ mẹ dùng cần câu đánh con gái 6 tuổi gây thương tích (50) 14/10/2024
Người dân bị lừa đảo qua mạng cần tố giác ngay để công an chặn dòng tiền của kẻ xấu (51) 14/10/2024
Thượng úy phá nhiều chuyên án lừa đảo bắt tội phạm công nghệ cao (61) 10/10/2024