Trước tình trạng gia tăng đáng báo động của các cuộc tấn công mạng, nhiều chủ doanh nghiệp đang tính thuê dịch vụ bên ngoài nhằm đảm bảo an ninh mạng, bảo mật thông tin nội bộ.
Nghiên cứu mới của Hãng Kaspersky cho thấy có hơn 77% doanh nghiệp ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đã gặp phải ít nhất một sự cố an ninh mạng trong hai năm qua.
Trong đó chỉ 87% người nhận thức mức độ “nghiêm trọng” của những sự cố này.
Một số người cho rằng nguyên nhân chính khiến các sự cố mạng xảy ra trong doanh nghiệp là do việc thiếu hụt các công cụ cần thiết để phát hiện mối đe dọa (20%) và thiếu hụt nhân viên bảo mật công nghệ thông tin trong nội bộ (24%).
Ông Adrian Hia, giám đốc điều hành Kaspersky khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhận xét: “Các doanh nghiệp ở APAC đã phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt chuyên gia an ninh mạng trong nhiều năm nay.
Trên thực tế, vào năm 2022, một báo cáo nhận định rằng khu vực APAC cần thêm 2,1 triệu nhân sự để đáp ứng nhu cầu bảo mật an ninh mạng.
Theo đó, kết quả khảo sát của chúng tôi đã củng cố nhận định này với con số cụ thể, về việc lỗ hổng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh mạng".
Ông Adrian Hia cũng cho biết doanh nghiệp này đã chủ động thúc đẩy quan hệ đối tác với các trường đại học, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ tại APAC để nâng cao năng lực quốc gia về an ninh mạng, cũng như trau dồi nguồn lực cho đội ngũ an ninh mạng tại khu vực.
Những người tham gia khảo sát gợi ý nhiều giải pháp khác nhau nhằm giải quyết các lỗ hổng an ninh mạng và trong số đó, 32% người mong muốn doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ thuê nhân sự an ninh mạng bên ngoài.
Theo khảo sát, 34% doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư vào các dịch vụ chuyên môn của bên thứ ba và quyết định thuê ngoài dịch vụ MSP/MSSP (nhà cung cấp dịch vụ quản lý/nhà cung cấp dịch vụ bảo mật được quản lý) để quản lý an ninh mạng.
Các ngành có khả năng đầu tư vào dịch vụ của bên thứ ba nhất trong tương lai gần là các doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng quan trọng, năng lượng và dầu khí.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tại khu vực APAC đang có kế hoạch đầu tư vào tự động hóa các quy trình an ninh mạng. 12 tháng tới, sẽ có hơn 51% doanh nghiệp chuẩn bị kế hoạch cụ thể nhằm triển khai phần mềm tự động quản lý an ninh mạng, trong khi đó, 15% doanh nghiệp đang trong quá trình thảo luận về vấn đề này.
“Tự động hóa và thuê ngoài các dịch vụ an ninh mạng là những vấn đề mà các tổ chức phải đối mặt vì thiếu chuyên gia giám sát và đảm bảo hiệu quả công việc.
Việc chuyển hướng sang sử dụng đội ngũ an ninh mạng bên ngoài để quản lý toàn bộ hệ thống an ninh mạng hay ứng dụng các dịch vụ cấp chuyên gia để hỗ trợ bộ phận bảo mật công nghệ thông tin là giải pháp tối ưu cho nhiều doanh nghiệp”, ông Ivan Vassunov, phó chủ tịch mảng sản phẩm doanh nghiệp Kaspersky, nhận xét.
Giả mạo web Zalo để cài cắm link độc hại tại Việt Nam (42) 20/12/2024
Chatbot AI của Google gây sốc vì mong người dùng chết (63) 20/11/2024
Vì sao tránh đăng nhập bằng tài khoản Google hoặc Facebook (61) 14/11/2024
Phát hiện lỗ hổng trên chip khiến thiết bị viễn thông có thể bị xâm nhập dễ dàng (69) 05/11/2024
Các cuộc tấn công mạng sử dụng AI và LLM đang tăng mạnh (81) 23/10/2024
Rủi ro khi ChatGPT xâm chiếm Google học thuật (99) 16/09/2024
OpenAI ra mắt mô hình AI mới hướng đến an toàn và chính xác hơn (73) 13/09/2024
Tình hình tấn công mạng ở Việt Nam đang diễn ra phức tạp (326) 04/04/2024
Mã độc nguy hiểm hơn khi có AI để khai thác lỗ hổng (181) 03/04/2024
Tài khoản Gmail và Microsoft 365 gặp nguy hiểm vì công cụ lừa đảo mới (208) 02/04/2024