Những lỗ hổng này có thể ảnh hưởng từ smartphone, máy tính bảng cho đến phương tiện di chuyển có kết nối công nghệ và hệ thống viễn thông.
Ngày 5-11, Hãng bảo mật Kaspersky công bố các chuyên gia an ninh mạng thuộc nhóm ứng phó khẩn cấp cho hệ thống điều khiển công nghiệp đã phát hiện một số lỗ hổng nghiêm trọng trong chip SoCs (system-on-chip - hệ thống nhúng sẵn trong bộ vi xử lý) của Hãng Unisoc.
Theo đó, kẻ tấn công có thể khai thác lỗ hổng trong đường truyền modem (kết nối Internet) bằng bộ xử lý ứng dụng để vượt qua các biện pháp bảo mật, từ đó xâm nhập hệ thống trái phép từ xa.
Các lỗ hổng nghiêm trọng này được phát hiện trong nhiều SoCs của Unisoc, vốn được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị tại nhiều khu vực như châu Á, châu Phi, và Mỹ Latin.
Theo nghiên cứu của Kaspersky, kẻ tấn công có thể vượt qua các lớp bảo mật của hệ điều hành. Từ đó xâm nhập vào lõi hệ thống để lây nhiễm mã độc trái phép và sửa đổi các tập tin hệ thống.
Với sự phổ biến rộng rãi của Unisoc trong lĩnh vực tiêu dùng và công nghiệp, lỗ hổng bảo mật vừa được phát hiện có nguy cơ trở thành mối đe dọa phức tạp, với khả năng gây ra những tác động nghiêm trọng.
Các cuộc tấn công từ xa trong những lĩnh vực quan trọng như sản xuất ô tô hoặc viễn thông có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng đe dọa sự an toàn và gây gián đoạn hoạt động vận hành.
Ông Evgeny Goncharov, giám đốc nhóm ứng phó khẩn cấp cho hệ thống điều khiển công nghiệp của Kaspersky, cho biết để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhiều nhà sản xuất chip thường giữ kín thông tin chi tiết về hoạt động bên trong bộ vi xử lý.
“Từ góc độ nhà sản xuất, đây là quyết định hoàn toàn hợp lý. Nhưng ở khía cạnh khác, điều này đồng nghĩa với việc nhiều tính năng không được ghi rõ trong tài liệu về phần cứng và phần mềm, khiến việc khắc phục các lỗ hổng trở nên khó khăn hơn.
Nghiên cứu của chúng tôi khẳng định tầm quan trọng của thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nhà sản xuất chip, các nhà phát triển sản phẩm và cộng đồng an ninh mạng để phát hiện và giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn", ông Evgeny Goncharov nói.
Giả mạo web Zalo để cài cắm link độc hại tại Việt Nam (40) 20/12/2024
Chatbot AI của Google gây sốc vì mong người dùng chết (61) 20/11/2024
Vì sao tránh đăng nhập bằng tài khoản Google hoặc Facebook (59) 14/11/2024
Các cuộc tấn công mạng sử dụng AI và LLM đang tăng mạnh (78) 23/10/2024
Rủi ro khi ChatGPT xâm chiếm Google học thuật (98) 16/09/2024
OpenAI ra mắt mô hình AI mới hướng đến an toàn và chính xác hơn (70) 13/09/2024
Tình hình tấn công mạng ở Việt Nam đang diễn ra phức tạp (324) 04/04/2024
Mã độc nguy hiểm hơn khi có AI để khai thác lỗ hổng (179) 03/04/2024
Tài khoản Gmail và Microsoft 365 gặp nguy hiểm vì công cụ lừa đảo mới (206) 02/04/2024
Ai cũng có thể thành nạn nhân của tội phạm mạng (219) 23/03/2024