Các đối tượng lừa đảo đã mạo danh doanh nghiệp, tổ chức, tạo lập fanpage giả, sao chép lại các bài viết, hình ảnh đã được đăng tải công khai trên website chính thống, khiến nhiều người làm theo lời dẫn dụ của đối tượng lừa đảo và có thể trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo tuyển dụng…
Thông tin từ Tổng công ty Cảng hàng không, gần đây có nhiều cuộc gọi, email người dùng hỏi về nội dung tuyển dụng đăng trên trang web và các nền tảng mạng xã hội… Tuy nhiên những thông tin này là không chính xác. Đối tượng lừa đảo đã mạo danh doanh nghiệp, tổ chức tạo lập fanpage giả, sao chép bài viết, hình ảnh đã được đăng tải từ website chính thống, hoặc các báo điện tử khiến nhiều người bỏ qua việc kiểm chứng, xác thực thông tin, làm theo lời dẫn dụ của các đối tượng lừa đảo, có nguy cơ trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo tuyển dụng.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần tuyệt đối cẩn trọng trước các lời mời chào về những công việc trên mạng xã hội. Người lao động cần truy cập trang web chính thức của công ty hoặc liên hệ trực tiếp với phòng nhân sự qua thông tin liên lạc công khai để xác nhận tính hợp lệ của thông tin tuyển dụng. Tuyệt đối không dựa vào thông tin từ email hoặc tin nhắn không rõ nguồn gốc.
Đồng thời, người dân cần sử dụng các dịch vụ tra cứu doanh nghiệp hoặc cơ quan đăng ký doanh nghiệp để xác minh thông tin về công ty. Không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm; không truy cập vào đường dẫn lạ hay tải về những ứng dụng, tệp tin không rõ nguồn gốc.
Cũng trong tuần qua tiếp tục xuất hiện tình trạng giả mạo đầu mối của một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, để lừa chuyển tiền học phí, lệ phí nhập học. Cụ thể, một số thí sinh trúng tuyển nhận được tin nhắn giả mạo Trường Đại học Sài Gòn yêu cầu đóng lệ phí nhập học năm 2024.
Theo Cục An toàn thông tin, đối tượng lừa đảo có thể tạo ra các trang web giả mạo của trường đại học; giả danh là nhân viên của nhà trường, gửi email hoặc gọi điện yêu cầu sinh viên cung cấp thông tin cá nhân hay thanh toán học phí qua các phương thức không chính thức.
Đối tượng cũng có thể thông qua các phương thức lừa đảo như email giả mạo, tin nhắn giả mạo để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, thông tin thẻ tín dụng.
Trước thực trạng này, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân kiểm tra các thông tin từ trường đại học hoặc tổ chức tài chính qua các kênh chính thức và liên hệ trực tiếp với trường nếu có bất kỳ nghi ngờ nào. Tuyệt đối không nhấp vào liên kết trong các email hoặc tin nhắn không rõ nguồn gốc và không cung cấp thông tin cá nhân cho các bên không xác định. Luôn thực hiện các khoản thanh toán học phí qua các kênh thanh toán chính thức do trường đại học hoặc tổ chức tài chính cung cấp.
Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.
Nguồn: hanoimoi.vn/mao-danh-to-chuc-de-lua-dao-tuyen-dung-thong-bao-trung-tuyen-676514.html;Quảng cáo cờ bạc trên bảng hiệu cửa hàng tạp hóa ở Lâm Đồng (84) 05/11/2024
Người phụ nữ bị 'chồng hờ' bạo hành suốt 13 giờ (87) 28/10/2024
Nam sinh lớp 9 ở Nghệ An bị ép ăn đất (89) 23/10/2024
Biết người yêu cũ sắp cưới nam thanh niên gửi clip nhạy cảm cho gia đình chồng (74) 16/10/2024
Vụ bị hành hung do làm thơ đăng Facebook: Sẽ xử nghiêm (75) 14/10/2024
Mất hơn 3 4 tỉ đồng vì bị 'bạn gái' trên mạng dụ đầu tư tiền điện tử (81) 07/10/2024
Bốc đầu xe quay video khoe Facebook 8 thanh niên ở Quảng Ngãi bị khởi tố (79) 06/10/2024
Giải cứu bé trai 5 tuổi bị thanh niên tâm thần đưa lên tầng 2 cố thủ (79) 03/10/2024
Công an ra tay kịp thời thu hồi 850 triệu đồng nạn nhân bị lừa qua điện thoại (72) 03/10/2024
Bé trai 6 tuổi nghi bị cha bạo hành phỏng nước sôi độ 2-3 (88) 02/10/2024