Chiếm thế thượng phong ở SEA Games nhưng khi ra biển lớn như ASIAD, thể thao Việt Nam (VN) luôn rơi vào tình trạng 'ăn đong' huy chương. Sự tụt hậu ở đấu trường châu lục sẽ còn tiếp diễn nếu như ngành thể thao không quyết liệt thay đổi hướng đầu tư và thiếu sự chung tay của xã hội.
Hai kỳ SEA Games liên tiếp, thể thao VN dẫn đầu bảng xếp hạng, thậm chí còn lần đầu tiên "nhất Đông Nam Á" khi không phải chủ nhà khiến nhiều người tưởng rằng thể thao VN đã thật sự vượt tầm khu vực (cũng có nghĩa sẽ thành công hơn khi ra đấu trường châu Á). Nhưng trên thực tế, tính chất của 2 sự kiện này rất khác nhau. Nếu SEA Games mang nhiều ý nghĩa hội nhập, giao lưu với những nền thể thao trong khu vực Đông Nam Á thì ASIAD lại khá tiệm cận với các cuộc cạnh tranh đỉnh cao của Olympic. Trong định hướng của Hội đồng Olympic châu Á (OCA), xu thế phát triển trong tương lai của ASIAD sẽ ngày càng mang tính Olympic hơn.
Bởi vậy, có thể khẳng định sự đầu tư để giành nhiều HCV tại SEA Games với đầu tư để cạnh tranh thành tích cao ở ASIAD là rất khác nhau. Các nền thể thao có tiềm lực tài chính lớn sẽ dễ tính toán hơn trong cách đầu tư, chuẩn bị cho 2 đấu trường ấy. Chỉ cần nhìn vào con số hơn 930 VĐV dự ASIAD 19 của Thái Lan (đông hơn cả chủ nhà Trung Quốc) đủ thấy sự đầu tư của họ lớn đến thế nào. Còn thể thao VN, nhiều người nói vui là đã dốc hết "vốn liếng" vào SEA Games 32, nên không có gì ngạc nhiên khi thành tích của VN tại ASIAD 19 thấp hơn nhiều so với nhiều nước Đông Nam Á.
Thể thao VN chưa thể đạt được thành tích tốt như kỳ vọng tại ASIAD 19, là hệ lụy tất yếu của cả một quá trình đầu tư, phát triển thiếu sự nhất quán.
Trong bối cảnh kinh phí rất hạn hẹp, đáng lẽ chúng ta chỉ có thể lựa chọn hoặc tiếp tục hướng đến ngôi đầu SEA Games, hoặc phải giảm bớt "chỉ tiêu SEA Games" để tập trung hơn nguồn lực cho các mũi nhọn hướng tới ASIAD và Olympic. Một thông tin tốt là rất có thể trong tương lai SEA Games sẽ được điều chỉnh để… gần với ASIAD hơn, nếu có sự đồng thuận của tất cả các ủy ban Olympic quốc gia trong khu vực. Nói cách khác, trước tiên cần sự thay đổi tư duy, cả về định hướng đầu tư của thể thao nước nhà lẫn định hướng phát triển của đấu trường thể thao khu vực.
Một thực trạng nữa cần thay đổi, đó là sự chậm trễ trong xu thế xã hội hóa và thiếu sự đồng bộ trong phát triển kinh tế thể thao. Cần lắm sự rà soát, chỉnh sửa lại hệ thống quy định liên quan tới thu hút nguồn lực đầu tư, tài trợ, quảng cáo trong thể thao cho phù hợp xu thế mới - việc không phải chỉ của ngành thể thao (gồm Bộ VH-TT-DL, Cục TDTT) mà cả các bộ khác có ngành liên quan, cũng như sự tham gia tích cực của các địa phương.
Hệ thống cơ sở vật chất, đào tạo VĐV thể thao từ T.Ư tới địa phương đều cần có sự đầu tư để nâng cấp. Đặc biệt, cần sự chăm lo nhiều hơn cho các tuyến đào tạo trẻ, nâng chất từ khâu tuyển chọn năng khiếu; cùng với đó là sự đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp TDTT toàn dân (trong đó, thể thao học đường là mảng rất cần được đẩy mạnh, càng sớm càng tốt).
Nguồn: thanhnien.vn/lam-gi-de-the-thao-viet-nam-dan-thoat-khoi-tut-hau-tai-asiad-185231010225210146.htm;NÓNG: HLV Troussier chính thức chia tay đội tuyển Việt Nam (320) 27/03/2024
Đặng Văn Lâm có thêm động lực vì quả bóng đồng (191) 20/02/2024
Công bố chủ nhân 'Quả bóng Vàng' 2023 (210) 18/02/2024
Đại thắng 5-0 Arsenal thăng hoa chưa từng có (186) 18/02/2024
Bầu Đức nói lời thẳng thắn về HLV Troussier sau trận thua của ĐT Việt Nam (299) 20/01/2024
Báo Hàn Quốc tiết lộ bất ngờ về HLV Park Hang Seo (244) 20/01/2024
Công Phượng nói điểm yếu của đội tuyển Việt Nam khen HLV Troussier đẳng cấp và… dữ dằn (206) 12/01/2024
PSG bị nghi tác động để Messi giành Quả Bóng Vàng (271) 07/01/2024
14 năm thăng trầm của Tân binh hay nhất PGA Tour 2022-2023 (209) 07/01/2024
U23 Việt Nam tập trung song song cùng đội tuyển quốc gia (137) 25/12/2023